Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Ở Biển Đông, Việt Nam có thể là cường quốc trung bình

Ở Biển Đông, Việt Nam có thể là cường quốc trung bình'

Khống chế Biển Đông sẽ mở đường cho Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng trên không và trên biển ở dải giáp ranh Âu-Á, làm bá chủ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trang mạng tạp chí "The National Interest" Mỹ ngày 25/3 đăng bài viết nhan đề "Logic biển Caribbe của Bắc Kinh" của tác giả Robert D. Kaplan. Dưới đây là nguyên văn bài viết để độc giả có thêm tư liệu tham khảo.
Theo bài viết, cuộc "xâm lược pháo hạm" của Trung Quốc đối với Nhật Bản ở biển Hoa Đông và đối với các nước Việt Nam, Philippines ở Biển Đông làm cho các nhà quyết sách Mỹ nổi giận. Nhưng, cần phải lý giải Trung Quốc thực sự muốn gì, họ cần hiểu tốt hơn về lịch sử của Mỹ: đặc biệt là lịch sử ngoại giao vàquân sự của Mỹ ở khu vực Caribe.
'Ở Biển Đông, Việt Nam có thể là cường quốc trung bình' - Ảnh 1

Biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu).

Khu vực đại Caribe (bao gồm vịnh Mexico) có phạm vi tương đương với Biển Đông. Biển Đông do nằm ở trung tâm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nên được gọi là "Địa Trung Hải châu Á", còn khu vực đại Caribe do nằm ở vị trí trung tâm của tây bán cầu, nên được gọi là "Địa Trung Hải châu Mỹ".
Cho nên, một khi Mỹ bắt đầu chủ đạo khu vực đại Caribe, họ ít có thách thức ở bán cầu của mình. Trước hết là đại Caribe, tiếp theo là toàn thế giới: Đây là lịch sử của Mỹ trong hai cuộc chiến tranh thế giới thế kỷ 20.
'Ở Biển Đông, Việt Nam có thể là cường quốc trung bình' - Ảnh 2

Tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Giống như một đại tá của Trung Quốc hỏi: "Dựa vào cái gì hành động của chúng tôi ở Biển Đông phải khác với cách làm của các anh ở Caribe?". Rốt cuộc, cả hai đều thuộc biển giáp ranh mà các nhà địa lý đã nói, là sự mở rộng của quốc gia đất liền - Trung Quốc và Mỹ.
Trung Quốc coi Biển Đông (và biển Hoa Đông) là "lãnh thổ màu xanh" (bất hợp pháp). "Lãnh thổ màu xanh" này tiếp giáp Trung Quốc, cách xa Mỹ; giống như biển Caribe tiếp giáp Mỹ, cũng cách xa các cường quốc châu Âu khi đó.
Đầu thế kỷ 20, trong các cường quốc châu Âu, Anh là nước có hải quân mạnh nhất thế giới, có căn cứ ở các khu vực như Jamaica, Trinidad - giống Hải quân Mỹ hiện nay ở Biển Đông và biển Hoa Đông - có điều kiện nhất thách thức Mỹ ở biển Caribe.
Nhưng người Anh không làm như vậy, bởi vì họ biết, Mỹ sẽ liều chết bảo vệ phần mở rộng trên biển của đại lục Bắc Mỹ. Hơn nữa, mặc dù khi đó Anh là một lực lượng kinh tế và quân sự quan trọng của biển Caribe, nhưng đến năm 1917, do vị trí địa lý gần và kinh tế trỗi dậy, ảnh hưởng kinh tế của Mỹ đối với biển Caribe đã vượt Anh -cũng như ảnh hưởng ở Đông Á hiện nay của Trung Quốc có dự đoán là sẽ vượt Mỹ (?).
'Ở Biển Đông, Việt Nam có thể là cường quốc trung bình' - Ảnh 3

Tàu đệm khí, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Tuy nhiên, "Địa Trung Hải châu Mỹ" và "Địa Trung Hải châu Á" có sự khác biệt to lớn. Các nước vùng biển Caribe đầu thế kỷ 20 yếu ớt, bất ổn; còn hiện nay các nước xung quanh Biển Đông "rất khó đối phó", ngoài Philippines và Indonesia (?), tất cả đều là cường quốc, ít nhất, đối với Việt Nam, họ nếu có điều kiện thể phát triển tốt kinh tế thì sẽ là một cường quốc trung bình tiềm năng.
Nhưng, chỗ giống nhau vẫn rõ ràng: hai vùng biển này đều là được xem là "sự mở rộng" "biển xanh" của quốc gia lục địa, hai quốc gia lục địa này đều khát vọng có sức ảnh hưởng thế giới.
Kiểm soát/khống chế Biển Đông chắc chắn sẽ mở đường cho Trung Quốc tăng cường sức ảnh hưởng trên không và trên biển trên dải giáp ranh Âu-Á. Trung Quốc cũng sẽ trở thành bá chủ trên thực tế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Biển Đông là điểm nút chính của địa-chính trị, giống như vịnh Ba Tư, rất quan trọng đối với duy trì cân bằng sức mạnh trên phạm vi thế giới.
Chỉ có Hải quân và Không quân Mỹ mới có thể ngăn cản các nước như Việt Nam, Philippines chạy với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có thể làm được như Mỹ ở biển Caribe thì sẽ tăng tốc rất lớn sự tan rã của thế giới do Mỹ xây dựng.
'Ở Biển Đông, Việt Nam có thể là cường quốc trung bình' - Ảnh 4

Tàu hộ vệ tên lửa Hoàng Sơn số hiệu 570 Type 054A, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Cũng liên quan đến vấn đề Biển Đông, về việc Philippines kiện Trung Quốc lên trọng tài quốc tế bác bỏ “đường lưỡi bò” bất hợp pháp, ngày 26 tháng 3 năm 2014, Trung Quốc thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi cho biết, Trung Quốc kiên trì lập trường không chấp nhận, không tham gia vào vụ kiện của Philippines, lập trường này “có đầy đủ chứng cứ luật pháp quốc tế” (?).
Theo Hồng Lỗi thì “quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc là kiên định. Hy vọng Philippines nhận thức đầy đủ tính chất phức tạp và nhạy cảm của vấn đề Biển Đông, nhanh chóng quay trở lại quỹ đạo đúng đắn thông qua đàm phán, hiệp thương giải quyết tranh chấp, không nên càng đi càng xa trên con đường sai lầm, tránh tiếp tục gây thiệt hại cho quan hệ hai nước”.
Đó là quan điểm chính thức của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, chứ Trung Quốc không hề có chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông như quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) và bãi cạn Scarborough, bãi ngầm James…
Trên thực tế, Trung Quốc đã xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974, xâm lược thêm một phần quần đảo Trường Sa sau này và tuyên bố chủ quyền đối với “đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” một cách bất hợp pháp!

'Ở Biển Đông, Việt Nam có thể là cường quốc trung bình' - Ảnh 5

Tàu hộ vệ tên lửa Yết Dương Type 056, Hạm đội Nam Hải, dài 89m rộng 9 m, lượng giãn nước đầy gần 1500 tấn

'Ở Biển Đông, Việt Nam có thể là cường quốc trung bình' - Ảnh 6

Tàu khu trục tên lửa Côn Minh, Type 052D, Hạm đội Nam Hải biên chế ngày 21 tháng 3 năm 2014

'Ở Biển Đông, Việt Nam có thể là cường quốc trung bình' - Ảnh 7

Tàu khu trục tên lửa Lan Châu số hiệu 170 Type 052C của Hạm đội Nam Hải

'Ở Biển Đông, Việt Nam có thể là cường quốc trung bình' - Ảnh 8

Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu số hiệu 171 Type 052C của Hạm đội Nam Hải

'Ở Biển Đông, Việt Nam có thể là cường quốc trung bình' - Ảnh 9

Tàu quét mìn Hạc Sơn, Type 081 của đại đội 10, Hạm đội Nam Hải, chế tạo tại Giang Nam, hạ thủy ngày 27 tháng 9 năm 2012, biên chế ngày 10 tháng 10 năm 2013.

'Ở Biển Đông, Việt Nam có thể là cường quốc trung bình' - Ảnh 10

Tàu tên lửa 022 Trung Quốc

'Ở Biển Đông, Việt Nam có thể là cường quốc trung bình' - Ảnh 11

Tàu tiếp tế tổng hợp cỡ lớn Thanh Hải Hồ số hiệu 885, Hạm đội Nam Hải

'Ở Biển Đông, Việt Nam có thể là cường quốc trung bình' - Ảnh 12

Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc huấn luyện-thử nghiệm trên Biển Đông

Theo Giáo dục Việt Nam
Có thể bạn quan tâm: Những hình ảnh về chiến tranh Triều Tiên

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Quần đảo Cát Bà

Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía Nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Vị trí, địa lý

Quần đảo có tọa độ 106°52′- 107°07′Đông, 20°42′- 20°54′độ vĩ Bắc. Diện tích khoảng gần 300 km². Dân số 8.400 người (năm 1996). Các đảo nhỏ khác: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo,...


Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên vịnh Hạ Long.Theo truyền thuyết địa phương thì tên Cát Bà còn được đọc tên Các Bà. Vì có một thời các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân cận. Đảo có tên là đảo các Ông. Như vậy, Cát Bà là đọc chệch của các Bà.

Cát Bà là một hòn đảo đẹp và thơ mộng, nằm ở độ cao trung bình 70 m so với mực nước biển (dao động trong khoảng 0-331 m). Trên đảo này có thị trấn Cát Bà ở phía đông nam (trông ra vịnh Lan Hạ) và 6 xã: Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám. Cư dân chủ yếu là người Kinh.

Có thể đến Cát Bà bằng hai loại phương tiện giao thông:

Đi tàu Cao Tốc từ Bến Bính Hải Phòng đến cầu cảng Cát Bà ; Đi tàu Cánh Ngầm từ Bến Bính Hải Phòng đến cầu cảng Cát Bà

  • Đi đường bộ từ Hải Phòng, qua phà biển Đình Vũ nối Hải Phòng với đảo Cát Hải, và phà Bến Gót nối đảo Cát Hải với đảo Cát Bà.
  • Đi phà biển từ bến phà Tuần Châu (Hạ Long - Quảng Ninh) đến bến phà Gia Luận ở phía Tây của đảo Cát Bà. Thời gian phà đi trên biển khoảng 80 phút. Khoảng cách từ bến phà Gia Luận đến bãi tắm Cát Cò 1 khoảng 18km.

Lịch sử

Tương truyền xưa kia tên đảo là Các Bà, là hậu phương cho Các Ông theo Thánh Gióng đánh giặc Ân. Ở thị trấn Cát Bà hiện nay có đền Các Bà. Các bản đồ hành chính thời Pháp thuộc (như bản đồ năm 1938) còn ghi là Các Bà. Như vậy có lẽ tên gọi Các Bà đã bị đọc trệch thành Cát Bà.

Trước đây đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Bà, năm 1977 mới sáp nhập với huyện Cát Hải thành huyện Cát Hải mới. Trước đây đảo thuộc tỉnh Quảng Yên, sau thuộc khu Hồng Quảng, đến năm 1956 mới chuyển về thành phố Hải Phòng.

Thị trấn Cát Bà hiện nay là huyện lị huyện Cát Hải. Trước năm 1945, thị trấn Cát Bà là phố Cát Bà, rồi đại lý Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, tỉnh Quảng Yên. Sau năm 1945, trở thành thị xã Cát Bà. Đến năm 1957 thị xã Cát Bà đổi thành thị trấnhuyện Cát Bà mới thành lập.

Khí hậu

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của đại dương nên các chỉ số trung bình về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa cũng tương đương như các khu vực xung quanh, tuy nhiên có đặc điểm là mùa đông thì ít lạnh hơn và mùa hè thì ít nóng hơn so với đất liền. Cụ thể là:

  • Lượng mưa: 1.700-1.800 mm/năm, dao động theo mùa. Mùa mưa chủ yếu là tháng 7, 8.
  • Nhiệt độ trung bình: 25-28°C, dao động theo mùa. Về mùa hè có thể lên trên 30°C, về mùa đông trung bình 15-20°C nhưng có thời điểm có thể xuống dưới 10°C (khi có gió mùa đông bắc).
  • Độ ẩm trung bình: 85%.
  • Dao động của thủy triều: 3,3-3,9 mét.
  • Độ mặn nước biển: Từ 0,930% (mùa mưa) đến 3,111% (mùa khô)

Lễ hội

Lễ hội của người dân Cát Bà giống như lễ hội của những người Kinh ở khu vực khác, tuy nhiên có thêm ngày 1 tháng 4 dương lịch là lễ hội khai trương mùa du lịch. Còn có thêm lễ hội " Đền Bà " ở xã Hiền Hào. Đây cũng là một trong những lễ hội lớn của người dân địa phương

Du lịch

Trên đảo chính Cát Bà có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Phía Đông Nam của đảo có vịnh Lan Hạ, phía Tây Nam có vịnh Cát Gia có một số bãi cát nhỏ nhưng sạch, sóng không lớn thuận tiện cho phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Trên biển xuất hiện nhiều núi đá vôi đẹp tương tự vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Ở một số đảo nhỏ, cũng có nhiều bãi tắm đẹp.

  • Đường xuyên đảo Cát Bà: dài 27 km, có nhiều đèo dốc quanh co, xuống khoăn, qua áng, men theo mép biển, xuyên qua vườn quốc gia, phong cảnh kỳ thú, non nước hữu tình.
  • Vườn quốc gia Cát Bà: có diện tích 15.200 ha, trong đó có 9.000 ha rừng, 5.400 ha biển tạo nên một môi trường sinh thái lý tưởng.
  • Động Trung Trang: Nằm cách thị trấn 15 km cạnh đường xuyên đảo, có nhiều nhũ đá thiên nhiên. Động này có thể chứa hàng trăm người.
  • Động Hùng Sơn: Cách thị trấn 13 km, trên đường xuyên đảo. Động còn có tên Động Quân Y vì trong Chiến tranh Việt Nam người ta đã xây cả một bệnh viện hàng trăm giường nằm ở trong lòng núi.
  • Động Phù Long (Cái Viềng) mới tìm ra, được cho là đẹp hơn động Trung Trang.

Các bãi tắm: Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Dứa, Cát Ông, Cát Trai Gái, Đường Danh v.v... là những bãi tắm nhỏ, đẹp, kín đáo, có nhiều mưa, che nắng, cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt tới đáy. Người ta dự định xây dựng ở đây những "thuỷ cung" để con người có thể trực tiếp quan sát các đàn cá heo, tôm hùm, rùa biển, mực ống, cá mập bơi lượn quanh những cụm san hô đỏ.

Cát Bà với vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ, nó được mệnh danh là Hòn Ngọc của Vịnh Bắc Bộ

Khu dự trữ sinh quyển

Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các yêu cầu của khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của UNESCO.

Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 02 tháng 12 năm 2004. Ngày 1 tháng 4 năm 2005 tại đây đã diễn ra lễ đón nhận bằng quyết định của UNESCO và kỷ niệm sự kiện này. Việt Nam hiện có 06 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận là: Cần Giờ, Cát Tiên,châu thổ sông Hồng, miền Tây Nghệ An, Kiên Giang và quần đảo Cát Bà.

Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển Cát Bà rộng hơn 26.000 ha, với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người), 2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng chuyển tiếp (phát triển kinh tế). Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thố

ng hang động.

Xem thêm Vườn quốc gia Cát Bà


Quần đảo Cát Bà được đưa vào danh mục dự kiến của UNESCO

Kích cỡ:

(HPĐT)- Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Anh Tuân cho biết, trên trang web chính thức của tổ chức UNESCO, ngày 30-9, quần đảo Cát Bà được đưa vào danh mục dự kiến của tổ chức này để xét công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Đây là điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho các bước tiếp theo, trong đó thành phố Hải Phòng và các cơ quan liên quan lập hồ sơ Quần đảo Cát Bà, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO công nhận là di sản thế giới. Theo dự kiến, ngày 30-9-2012 sẵn sàng hồ sơ nộp lên UNESCO, tức là sau đúng một năm nằm trong danh mục dự kiến của tổ chức xét duyệt di sản thế giới này.

Trong bài giới thiệu trên trang web của UNESCO, quần đảo Cát Bà được so sánh với di sản thế giới Vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa(Philíppin) và Khu bảo tồn động vật hoang dã Thungyai Huai Khaeng (Thái Lan), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình, Việt Nam) và Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn, Việt Nam). Đó là sự giống nhau trong đa dạng sinh học, giá trị vẻ đẹp thiên nhiên và các loài có nguy cơ tuyệt chủng được liệt kê trong Sách đỏ của IUCN./.


Lập hồ sơ Quần thể danh thắng Tràng An và Quần đảo Cát Bà trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới

16:09, 24 Tháng Tám 2011

(Cinet) – Công văn số 2672/BVHTTDL-DSVH trình Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến về việc đề cử danh sách lập hồ sơ Quần thể danh thắng Tràng An và Quần đảo Cát Bà trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Đảo Cát bà

Mới đây, Bộ VHTTDL đã nhận công văn của UBND tỉnh Ninh Bình đề nghị lập hồ sơ Quần thể danh thắng Tràng An và công văn của UBND thành phố Hải Phòng đề nghị lập hồ sơ Quần đảo Cát Bà trình Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng hồ sơ đệ trình lên UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Trong những năm qua, được sự đồng ý của Chính phủ, Bộ VHTTDL đã phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành lập hồ sơ một số di tích tiêu biểu của VN đệ trình UNESCO xét duyệt và đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới trong đó có 5 Di sản Văn hóa (Di tích Cố đô Huế; Phố cổ Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn; Hoàng Thành Thăng Long; Thành nhà Hồ) và 2 Di sản Thiên nhiên (Vịnh Hạ Long; Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng). Sau khi được ghi vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, các di tích này đã phát huy giá trị mang lại hiệu quả to lớn trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa và trở thành các điểm du lịch mang lại nguồn thu nhập quan trọng, góp phần vào việc phát triển kinh tế của địa phương cũng như cả nước nói chung.

Quần thể danh thắng Tràng An

Trên cơ sở đề nghị của tỉnh Ninh Bình và TP Hải Phòng, ngày 16-8-2011, Bộ VHTTDL đã tổ chức buổi họp với sự tham dự của các đại diện: Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, UB quốc gia UNESCO tại VN (Bộ Ngoại giao) và một số nhà khoa học, UBND tỉnh Ninh Bình và TP Hải Phòng để thảo luận về khả năng và tiêu chí lựa chọn cho việc lập hồ sơ Quần thể danh thắng Tràng An và Quần đảo Cát Bà trình lên UNESCO. Tại cuộc họp này,các đại biểu cũng đã thống nhất chủ trương đề nghị Bộ VHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng hồ sơ hai di sản nói trên.

Vì vậy, để tiếp tục khẳng định và phát huy giá trị các di tích tiêu biểu của đất nước, Bộ VHTTDL kiến nghị Chính phủ xem xét cho phép Bộ VHTTDL chủ trì phối hợp với các địa phương cũng như các đơn vị liên quan tiến hành lập hồ sơ 2 di sản này để trình lên UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

-Quần thể Tràng An là một khu danh thắng gồm các hồ nước được tạo bởi hệ thống dãy núi đá vôi có cảnh quan ngoạn mục. Trong danh thắng này còn có nhiều rừng cây và các di tích lịch sử thuộc thành nam của cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Khu sinh thái Tràng An hiện là đại diện của Việt Nam ứng cử di sản thiên nhiên thế giới với giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh thái và kiến tạo địa chất, là địa danh được đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế.

Ngày 21-8 vừa qua tại tỉnh Ninh Bình, 300 đại biểu quốc tế dự Đại hội Liên hiệp các hội UNESCO thế giới; 30 đại sứ đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng đông đảo các vị khách trong và ngoài nước đã về thăm Khu du lịch sinh thái Tràng An, cố đô Hoa Lư và khu văn hóa tâm linh Chùa Bái Đính.

Đây được coi là cơ hội để địa phương giới thiệu, quảng bá và tranh thủ sự ủng hộ của các đại biểu, hội viên UNESCO công nhận quần thể danh thắng Tràng An là di sản thiên nhiên Thế giới.

-Trong khi đó, Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía Nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây cũng là địa điểm rất giàu tiềm năng du lịch của Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung.


Cảng Hải PhòngQuần đảo Cát Bà Cát Bà đẹp, nhộn nhịp và đông vui. Có núi rừng, có sông biển, có suối chảy róc rách, có thung lũng sâu thẳm và các hang động đẹp kì ảo.Đi trên đường xuyên đảo dài 27 km, sẽ qua vườn quốc gia Cát Bà, rừng nguyên sinh với nhiều loại động thực vật quý hiếm như voọc đầu trắng rất hiếm trên thế giới nay chỉ còn lại ở Việt Nam hay những cây gỗ quý kim giao. Du khách có thể vào động Trung Trang, một động đẹp nổi tiếng ở Cát Bà với những nhũ đá thiên nhiên kì bí đẹp mê hồn hay vào động Hùng Sơn chứa cả một bệnh viện trong chiến tranh,động Phù Long làm say đắm lòng người.
Ở Cát Bà còn có nhiều địa điểm nổi tiếng như Vịnh Lan Hạ. Để ra vịnh du khách phải thuê thuyền du lịch, và chỉ sau hơn mấy phút là đến nơi. Cảnh trí nơi đây đẹp như bức tranh thủy mặc, được chấm phá bởi những đường cong uốn lượn đủ muôn hình. Thiên nhiên nơi đây vẫn còn đậm chất hoang sơ kỳ bí, chia cắt ra nhiều vịnh nhỏ, những ngọn núi cao với muôn dáng hình : hòn Dơi, hòn Guốc, áng Vẹm… và vẫn có nhiều nơi con người chưa khám phá hết. Ở đây còn có nhiều bãi tắm đẹp và những rặng san hô nhiều màu sắc và những cơ sở nuôi ngọc trai,nuôi cá rất quy mô.
Ở đây có nhiều bãi tắm: Cát Cò, Cát Tiên, Cát Ông… Biển ở đây trong xanh, trải dài những bãi cát trắng mịn màng nhưng đầy kín đáo yên tĩnh, không có sóng lớn.Bờ biển Cát BàĐồ SơnCASINO Đồ Sơn,Hải Phòng.Đây là casino đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam ,năm 1992.Nằm ở mỏm cuối cùng của dãy núi 9 ngọn, được ví như 9 con rồng chầu ra biển của bán đảo Đồ Sơn, toà lâu đài Vạn Hoa, nay là Casino Đồ Sơn mang trong mình những huyền thoại khiến ta tò mò. Có lẽ không ở đâu giá trị đồng tiền lại được căn ke, soi mói như trong sòng bạc. Và có lẽ cũng vì thế, những câu chuyện cờ bạc ở Casino Hải Phòng, nơi đầu tiên và duy nhất có một sòng bạc hợp pháp ở Việt Nam cứ lan tràn như vết dầu loang. Chỉ người nước ngoài mới được vào, bước chân của người Việt Nam dừng lại trước cánh cửa năm lần bảy lượt bảo vệ của sòng bạc

Đảo Cát Bà

Thứ bảy, 28/08/2010 - 11:42 PM

Ngày ở Cát Bà thật thú vị, không khí mát mẻ trong lành, nắng vàng rực rỡ trải dài trên khắp nẻo. Buổi sáng đẹp trời du khách có thể đi trên đường xuyên đảo dài 27 km, khi đó sẽ đi qua vườn quốc gia Cát Bà, rừng nguyên sinh với nhiều loại động thực vật quý hiếm. May mắn du khách có thể nhìn tận mắt chú vọc đầu trắng rất hiếm trên thế giới nay chỉ còn lại ở Việt Nam hay là chạm tay vào cây gỗ quý kim giao. Du khách có thể vào động Trung Trang, một động đẹp nổi tiếng ở Cát Bà với những nhũ đá thiên nhiên kì bí đẹp mê hồn hay vào động Hùng Sơn chứa cả một bệnh viện trong chiến tranh và hiểu thêm về những chiến công, lòng dũng cảm của nhân dân Cát Bà trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. Hành trình thêm hấp dẫn khi du khách ghé qua động Phù Long làm say đắm bao lòng người. Hơi ẩm của nước tạo ra những làn khói mờ mờ ảo ảo như trên trời, rồi vô số những núi vàng, núi bạc.

cat-ba-jpg-28082010113506-U1.jpg

Ở Cát Bà còn có nhiều địa điểm nổi tiếng như Vịnh Lan Hạ. Để ra vịnh du khách phải thuê thuyền du lịch, và chỉ sau hơn mấy phút là đến nơi. Cảnh trí nơi đây đẹp như bức tranh thủy mặc, được chấm phá bởi những đường cong uốn lượn đủ muôn hình. Thiên nhiên nơi đây vẫn còn đậm chất hoang sơ kỳ bí, chia cắt ra nhiều vịnh nhỏ, những ngọn núi cao với muôn dáng hình: hòn Dơi, hòn Guốc, áng Vẹm… và vẫn có nhiều nơi con người chưa khám phá hết. Ở đây còn có nhiều bãi tắm đẹp và những rặng san hô nhiều màu sắc và những cơ sở nuôi ngọc trai, nuôi cá rất quy mô, cung cấp và phục vụ cho du khách.

cat-ba-island-beach_868-jpg-28082010113902-U1.jpg
Buổi chiều du khách cũng có thể hòa mình trong những dòng người đông nghịt trên các bãi tắm: Cát Cò, Cát Tiên, Cát Ông… Biển ở đây trong xanh, đẹp đến mê hồn, trải dài những bãi cát trắng mịn màng nhưng đầy kín đáo yên tĩnh, không có sóng lớn. Du khách có thể tắm hay là chơi đùa trên cát hoặc là phơi mình trên cát đón hoàng hôn, ngắm mặt trời lặn. Nếu không du khách có thể đạp xe trên những con đường đầy thơ mộng.


1-jpg-28082010113845-U1.jpg


Đêm đến không gian Cát Bà thật bao la, sóng biển rì rào, gió thổi vi vu và rực rỡ ánh đèn. Còn gì thích hơn khi được thưởng thức những món ăn đặc sản ngon nổi tiếng ở Cát Bà như là tu hài, sam rôti, vẹm xanh… cùng nhâm chi chút rượu trong men nồng và nhìn ra phía biển.

Ngày nay du khách có thể đi từ Hạ long sang Cát Bà bằng tàu thăm vịnh hay đi phà từ Đảo Tuần Châu sang bến Gia Luận Cát bà tầm khoảng 1h. giá vé phà chạy từ đảo Tuần Châu - Bến Gia Luận( Cát Bà): 40.000 vnđ/khách, hoặc du khách đi tàu thăm vịnh Hạ Long sau đó sang bến Gia luận( Cát bà)


Cát Bà (Hải Phòng): 6 giải pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm
Việc phát triển kinh tế gắn với phát triển bền vững đang được đặt ra hết sức cấp bách đối với Cát Bà, bởi nguy cơ ô nhiễm môi trường ở đây là rất cao, thậm chí đã xảy ra tình trạng ô nhiễm cục bộ. Vậy liệu pháp nào có thể "chữa" trúng được tình trạng ô nhiễm ở đây?
Cát Bà, hòn đảo lớn nhất trong số gần 400 hòn đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Cát Bà. Nó được ví là "đảo Ngọc", không phải chỉ với ý nghĩa xinh đẹp, mà còn bởi tính đa dạng của các hệ động, thực vật trên rừng, dưới biển ở đây. Tuy nhiên, cũng vì là món quà quý được thiên nhiên ban tặng như vậy, nên Cát Bà trở thành trọng điểm du lịch của Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung.

Việc phát triển kinh tế gắn với phát triển bền vững đang được đặt ra hết sức cấp bách đối với Cát Bà, bởi nguy cơ ô nhiễm môi trường ở đây là rất cao, thậm chí đã xảy ra tình trạng ô nhiễm cục bộ. Vậy liệu pháp nào có thể "chữa" trúng được tình trạng ô nhiễm ở đây?

Ô nhiễm tại Cát Bà đang ở ngưỡng nào?

Một nhóm chuyên gia của Viện Tài nguyên và Môi trường biển, trong quá trình khảo sát, nghiên cứu đã cho hay, một số khu vực trên đảo như: Chợ Cát Bà, cảng cá Cát Bà đã có dấu hiệu ô nhiễm không khí cục bộ khi bụi lơ lửng tăng 11,3 lần vào mùa hè, do sự gia tăng các phương tiện giao thông trên đảo.

Đáng chú ý, một số khu vực khác ven đảo Cát Bà, thuộc vùng đệm và vùng chuyển tiếp của Khu dự trữ sinh quyển thế giới, như: Vạn Bội, Hang Cả, Bến Bèo hiện đã bị ô nhiễm dầu mỡ. Trầm tích bãi triều Phù Long cũng đã bị ô nhiễm Cu, Hg, 4,4'DDD và có nguy cơ ô nhiễm cả Zn và Dieldrin.

Theo dự báo của cơ quan chức năng ở Cát Bà, đến năm 2010, dân số toàn đảo sẽ vào khoảng hơn 15 vạn, kéo theo đó sẽ làm tăng lượng rác và nước thải, gây ô nhiễm lên 1,2 lần.

Đến năm 2020, dân số toàn đảo đạt khoảng hơn 20,4 vạn người, làm tăng lượng rác và nước thải, gây ô nhiễm lên 1,6 lần. Hoạt động du lịch với lượng khách dự báo lên tới 1,9 triệu lượt, cũng sẽ làm tăng lượng chất thải từ khách du lịch gấp 6 lần so với hiện nay. Tương tự, lượng chất thải rắn phát sinh trên đảo khoảng 19.600m3.

Dự kiến, đến năm 2010, lượng chất thải rắn tăng 1,18 lần và đến năm 2020 tăng 2,51 lần. Hiện, bãi rác Đồng Trong đã quá tải. Trông vào khu xử lý rác tổng hợp Áng Chà Chà được xây dựng năm nay, thì với lượng rác thải được dự báo như vậy, cũng sẽ quá tải vào năm 2020.

Chưa kể, chỉ riêng về sức chứa du lịch, theo tính toán, Cát Bà có thể tiếp nhận khoảng 1,6 triệu khách/năm. Tuy nhiên, chỉ với hơn 900.000 lượt khách từ đầu năm đến nay, Cát Bà cũng đã có dấu hiệu quá tải, bởi mật độ khách tập trung cao vào mùa du lịch.

Tóm lại, để phát triển bền vững ở quần đảo xinh đẹp này, theo các nhà khoa học, vấn đề bức thiết và cốt lõi hiện nay, là phải khảo sát, đánh giá được khả năng tiếp nhận chất thải của đảo Cát Bà cũng như khả năng tự làm sạch của vùng biển nơi đây, từ đó tìm ra những giải pháp tối ưu để khắc phục ô nhiễm.

Nhóm "thuốc" nào trị trúng ô nhiễm ở Cát Bà?

Như đã nói ở trên, ô nhiễm ở đảo Cát Bà thực sự không còn là vấn đề nhỏ để đủng đỉnh chờ ngày một, ngày hai mới khắc phục, mà là vấn đề bức thiết, cần sớm chung tay "vào cuộc" để giải quyết. Theo nhóm các chuyên gia về môi trường ở Viện Tài nguyên và Môi trường (Viện KH&CN Việt Nam) thì các giải pháp cấp thiết, cần tập trung vào 6 vấn đề cụ thể, đó là: Quy hoạch, công nghệ, chính sách, tổ chức quản lý, đầu tư và tuyên truyền.

Đối với vấn đề quy hoạch: Vùng phát triển thủy sản, phát triển đô thị cần được các cơ quan hữu trách thực hiện đảm bảo hợp lý, phù hợp với sức tải môi trường của từng khu vực. Đặc biệt, không nên phát triển đô thị trong thị trấn Cát Bà vì vụng Cát Bà đã quá tải. Đồng thời, cũng không nên phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong vụng Cát Bà và khu Bến Bèo, mà nên tập trung vào các thủy vực thuộc Lan Hạ, Cạp Gù…

Cùng với đó, cần đầu tư thích đáng cho KHCN trong xây dựng nhà máy xử lý nước và rác thải. Thực hiện quan trắc chất lượng môi trường thường xuyên, xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường, kinh tế - xã hội cho toàn đảo. Xây dựng phương án ứng cứu sự cố tràn dầu và hoá chất.

Về thể chế chính sách, cần xây dựng và hoàn thiện các quy chế bảo vệ môi trường riêng cho đảo Cát Bà, nhất là Khu dự trữ sinh quyển. Xây dựng các quy định về việc áp dụng công nghệ xử lý nước thải, giám sát các nguồn thải.

Xây dựng cảng biển phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, khuyến khích mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường. Trong nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý, cần đào tạo cán bộ chuyên trách về môi trường. Tăng cường vai trò các cơ quan, tổ chức bảo vệ môi trường. Thực hiện quản lý và giám sát việc nuôi trồng thuỷ sản chứ không để bung ra tự phát như hiện nay.

Ngoài ra, cần thiết đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững

Các hoạt động Lễ hội 1-4 năm nay chính thức bắt đầu, lượng khách đến Cát Bà đang tăng từng ngày. Yêu cầu bảo đảm chất lượng dịch vụ khu du lịch Cát Bà trong dịp này cũng như mùa du lịch hè 2009 được nhiều người quan tâm. Vấn đề trên đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các khách sạn, nhà nghỉ và hệ thống dịch vụ liên quan.

Đa dạng loại hình dịch vụ

Lượng khách đến tham quan Cát Bà những năm gần đây ngày càng tăng, bởi cảnh đẹp rừng núi hoang sơ độc đáochung quanh là biển xanh mênh mông. Không khí vùng biển đảo trong lành với vịnh Lan Hạ liền kề Hạ Long, những dãy núi đá vôi trùng điệp xanh màu cây cỏ xen kẽ những bãi cát vàng. Hệ thống hang động trên các đảo, tạo cho Cát Bà vẻ huyền bí như: động Quân Y, Trung Trang, Thiên Long, Đá Hoa...

Vườn Quốc gia Cát Bà với hệ động, thực vật phong phú, lưu giữ những nguồn gen động thực vật quý hiếm như loài Voọc đầu trắng chỉ có ở Cát Bà, cây kim giao... Cát Bà phù hợp với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như tắm biển, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, tham quan rừng biển, du lịch văn hoá...

Cùng với du lịch khám phá rừng, biển, hang động, huyện Cát Hải còn phát triển mạng lưới du lịch cộng đồng, ở các xã Gia Luận, Việt Hải, Trân Châu, Xuân Đám… với việc thành lập các ban quản lý du lịch cộng đồng, khai thác hiệu quả thế mạnh du lịch nhân dân, góp phần đa dạng dịch vụ và sản phẩm du lịch của khu du lịch Cát Bà. Đây cũng là yếu tố tăng số ngày lưu trú của khách du lịch mỗi khi đến Cát Bà tham quan, nghỉ dưỡng, đồng thời hứa hẹn lượng khách du lịch trở lại nhiều hơn sau mỗi lần đến đây.

Anh M. Kei-li, du khách Ô-xtrây-li-a sau chuyến thăm làng Việt Hải, cho biết: “Đây là lần thứ 2 tôi quay lại Cát Bà tham quan, nhưng khác lần trước chỉ có vợ chồng tôi đến đây, lần này có thêm nhiều người nữa bởi họ mới biết Cát Bà qua lời kể của chúng tôi. Mọi người trong đoàn đều có ý định trở lại Cát Bà vì chưa đủ thời gian khám phá hết vẻ đẹp huyền bí của khu dự trữ sinh quyển thế giới này”.

Hiện, Cát Bà có 108 khách sạn, nhà nghỉ với gần 2.000 phòng, trong đó có 14 khách sạn từ “2 sao” trở lên. Các cơ sở lưu trú quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ, vì đây là yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch. Nhiều cơ sở mở thêm nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ tắm hơi, vật lý trị liệu, quán bar… như khách sạn Các Hoàng Tử, Hướng Dương, Holiday View, Sunrise Resort (Cát Cò 3), Cát Cò 1…

Sau một ngày thăm vịnh Lan Hạ hay khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của Vườn quốc gia Cát Bà, buổi tối du khách thả bộ tham quan vẻ đẹp lung linh của Tùng Vụng, đồng thời có thể chọn mua quà lưu niệm cho người thân tại khu vực quảng trường 1-4 với nhiều sản phẩm đặc thù vùng biển Cát Bà được chế tác từ ngọc trai, vỏ ốc biển. Các cửa hàng bày bán sản phẩm rừng biển nơi đây như mật ong, mực khô, rượu cá ngựa, nước mắm Cát Hải, tu hài, bọ ngựa biển (tôm típ)…

Mục tiêu đón 1 triệu khách/năm

Phát huy lợi thế từ du lịch, thu hút ngày càng đông du khách đến Cát Bà, huyện Cát Hải coi trọng tuyên truyền, quảng bá danh lam thắng cảnh thông qua các kênh thông tin đại chúng. Huyện đẩy mạnh công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào Cát Bà đáp ứng nhu cầu dịch vụ, phục vụ phát triển du lịch.

Hệ thống cơ sở vật chất và các loại hình dịch vụ ở Cát Bà cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ lễ hội 1-4 và mùa du lịch hè 2009. Thành phố, huyện đảo tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp và xây mới cơ sở, dịch vụdu lịch ở Cát Bà như dự án khu nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp Resort Cát Cò 2 khởi công xây dựng vào dịp lễ hội; dự án sân golf 9 lỗ ở Xuân Đám; khu nghỉ dưỡng và suối khoáng nóng Xuân Đám; khu đô thị du lịch Cái Giá…

Mục tiêu mỗi năm Cát Bà đón hơn 1 triệu khách/năm hoàn toàn có thể đạt được, thậm chí lượng khách còn lớn hơn thế nếu các nhà quản lý du lịch cũng như các đơn vị có quan điểm và cách làm du lịch mang tính chuyên nghiệp theo hướng bài bản, hiện đại.

Huyện đảo và thành phố có những chính sách phù hợp với đặc thù huyện đảo, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư các dự án phát triển du lịch, trong đó chú trọng đến các dự án phát triển du lịch dịch vụ cao cấp, như Hòn ngọc Việt của Nha Trang hay các khu resort ở Múi Né, Phan Thiết hay khu du lịch Phu-khet (Thái Lan)… Bên cạnh đó, việc nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông thuỷ bộ cũng như dịch vụ vận tải du lịch như cáp treo, xe điện, tàu cao cấp thăm vịnh, thậm chí máy bay trực thăng loại nhỏ là rất cần thiết.

Những loại hình này đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cao cấp, có mức chi tiêu lớn, đem lại nguồn thu hơn hẳn cách làm dịch vụ du lịch như hiện nay. Mặt khác, công tác đào tạo, nâng cao tay nghề đội ngũ hướng dẫn viên, lễ tân, nhân viên buồng phòng, phục vụ bàn, lái xe… cần được chuẩn hoá, bồi dưỡng thường xuyên, hướng tới cung cách, thái độ phục vụ lịch sự, văn minh, hiếu khách theo hướng chuyên nghiệp.

Du lịch Cát Bà ngày càng phát triển cùng với sự đầu tư và hoàn thiện các loại hình dịch vụ, xây dựng Cát Bà thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, xứng đáng là trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế.